Bác Hồ cưỡi ngựa về thăm Pác Bó
Bác Hồ cưỡi ngựa về thăm Cao Bằng là sự kiện in dấu ấn sâu đạm trong ký ức của đồng bào các dân tộc Cao Bằng về vị lãnh tụ tài đức song toàn của dân tộc.
Cách đây 53 năm (1961 - 2014) sau 20 năm xa cách, ngày 20/2/1961 tức ngày chủ nhật mùng 5 tết Tân Sửu. Bác Hồ cùng các đồng chí Trung ương Đảng; Nguyễn Khai, Tố Hữu, Lê Quảng Ba, lên thăm và chúc tết đồng bào Pác Bó - Hà Quảng nơi ngày 28/1/1941 Bác Hồ về nước ở Pác Bó lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
Sự cảnh giác cao độ của Bác Hồ là lên Pác Bó bằng máy bay lên thẳng, nhưng Bác Hồ lại cưỡi ngựa vào Pác Bó. Đồng chí Dương Đại Long quê Pác Bó là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng nơi với đồng chí Việt Dân quê Pác Bó là cán bộ tổ chức huyện Ủy Hà Quảng “Nói bí mật với nhân dân không được đâu, cứ nói thật với bà con là đầm đất ở đám ruộng trước bản Bó Bẩn để làm bãi cho máy bay lên thẳng đưa Bác Hồ lên thăm quê hương mình; nhân dân phấn khởi nhanh chóng làm song sân bay và mong ngóng nghe tiếng máy bay lên mà không thấy. Thì ra Bác Hồ lại đi ô tô từ trụ sở Tỉnh ủy Cao Bằng ở phố Vườn Cam thị xã Cao Bằng lên Đôn Chương còn cách Pác Bó 10km, hồi ấy từ Đôn Chương vào Pác Bó là đường ngựa, nhỏ lại gập ghềnh. Huyện Ủy Hà Quảng chọn 4 con ngựa màu nâu to khỏe, 2 con của đồn Biên phòng, 2 con của huyện Đội Hà Quảng.
Bác cưỡi con ngựa to khỏe và hiền nhất do đồng chí Đàm Văn Khâm người xã Đào Ngạn là cán bộ văn phòng huyện ủy Hà Quảng dắt; đồng chí Nguyễn Khai cưỡi con ngựa do đồng chí Lý Văn Phúc cán bộ vận động xây dựng hợp tác xã Nông nghiệp dắt; đồng chí Tố Hữu cưỡi con ngựa do đồng chí Lưu Văn Pám cán bộ đoàn thanh niên dắt; đồng chí Lê Quảng Ba cưỡi con ngựa do đồng chí Nông Ngọc Tống là nhân viên đánh máy chữ huyện ủy Hà Quảng dắt. Nhìn 4 con ngựa có đầy đủ yên cương Bác Nói “ Sao lại chọn con ngựa hiền nhất cho Bác” đồng chí Khâm nói “ Thưa Bác con ngựa này hiền nhất lại khỏe nhất ạ! Bác nói “ Con khỏe nhất thì Bác phi một nước xem nào! Đồng chí Nguyễn Khai thưa với Bác để giữ sức khỏe Bác không nên phi. Bác bảo: Mệnh lệnh chứ gì chắc là Trung ương giao, nếu Trung ương giao thì Bác không phi nữa.
Khi đoàn đến Đoỏng Bay (gần Bảo Tàng Pác Bó) thì gặp đồng chí Đàm Quang Trung. Bác hỏi sao lại đến đây? Đồng chí Quang Trung trả lời “ Biết Bác về thăm bà con Pác Bó, em phải đến đón Bác. Bác nói “ a nếu thế thì có phiên dịch rồi”.
Nhân dân Hà Quảng - Pác Bó tổ chức mít tinh đón Bác với đủ các màu sắc dân tộc: Áo chàm của dân tộc Tày, Nùng, váy trắng, áo hoa văn sặc sỡ, vòng bạc đeo đầy cổ, đầy tay của đồng bào Mông, gần trưa Bác đến Pác Bó. Bác vẫy tay chào mọi người, dàn nhac, choong nào của người Nùng rền vang, Pí Lè của người Dao réo rắt liên hồi, người Mông thổi kèn át cả tiếng vỗ tay âm vang cả núi rừng.
Bác và các đồng chí cùng đi vào nhà đồng chí Dương Đại Hoa bế cháu nhỏ vào lòng, mọi người quây quần bên Bác. Bác bảo ra nơi mít tinh kẻo đồng bào đang chờ. Đến lễ đài Bác, đồng chí Tố Hữu, Lê Quảng Ba chia kẹo cho các em nhỏ và mọi người. Bác nói chuyện với đồng bào, giọng Bác rất khỏe, lời Bác vang vọng cả núi rừng, hùng hồn, trong sáng và thanh thản như dòng suối Lê Nin rì rào chảy. Bác tặng ảnh Bác cho nhân dân Pác Bó. Ba chị em dân tộc Nùng tặng Bác đôi giầy vải tự làm và chụp ảnh chung với gia đình. Bác ăn cơm trưa cùng gia đình, bữa cơm có thịt, cá đặc biệt có rau cải soong mà Bác đã gây giống năm xưa ở đầu nguồn suối Lê Nin. Bác ngả lưng một lúc rồi lên thăm hang Pác Bó. Bác bảo đồng chí Dương Đại Hoa dẫn đoàn vào thăm hang, còn Bác rẽ vào ven suối để trồng 3 khóm trúc. Đồng bào thưa với Bác! Trúc là cây trường thọ, mời Bác trồng trúc để biểu thị lòng tôn kính, tin tưởng của dân đối với Đảng, với Bác, với Chính phủ và kính chúc Bác sống lâu trăm tuổi để lãnh đạo toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà, đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Bác ra ngồi trên tảng đá nhô lên mặt nước nơi ngày xưa Bác thường ngồi câu cá. Bác kể cho mọi người nghe ngày Bác ở đây. Bác mời đồng chí Tố Hữu làm thơ tức cảnh Pác Bó, đồng chí Tố Hữu xin mời Bác làm thơ ạ! Ngẫm nghĩ một lúc Bác đọc:
“ Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật – tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay”
Trên đường ra về Bác nói với mọi người! Sau này con đường từ đây đến thị xã nên trồng cây có hoa đỏ để thành con đường đỏ.
Về đến làng Bó Bẩn cô bẩy em cụ Dương Văn Đình nói với Bác “ Bố năng về thăm chúng con và nghẹn ngào khóc. Vì ngày xưa Bác đã kết nghĩa anh em với cụ Dương Văn Đình.
Ra đến bờ suối Bác và các đồng chí cùng đi chụp ảnh trước cây hoa đào đang nở rộ. Nhân dân tập trung đầu làng tiễn đưa Bác. Bác vẫy tay lưu luyến Bác nói: Dú nớ, dú nớ! Bác pây nớ! Bác ra khỏi đèo Nà Ngằm, bỗng nhớ đến giây phút đồng bào đón Bác. Bác và các đồng chí cùng đi cưỡi ngựa ra Nà Mạ nơi mộ anh hùng liệt sĩ Kim Đồng. Máy bay lên thẳng do phi công Liên Xô lái đón Bác về sân bay Nà Cạn thị xã Cao Bằng.
Sự kiện Bác Hồ về thăm Cao Bằng - Pác Bó lần này là lần cuối cùng, trước lúc Bác đi xa, là niềm vinh dự, là nguồn cổ vũ lớn đối với đồng bào Cao Bằng - Pác Bó, mang dấu ấn lịch sử đậm nét.
Bác từ Pác Bó về ngủ ở trụ sở Tỉnh ủy Cao Bằng phố Vườn Cam. Sáng hôm sau 21/2/1961, Bác Hồ dự cuộc mít tinh nói chuyện với nhân dân, cán bộ toàn tỉnh. Tại cuộc mít tinh Bác căn dặn: Trước kia bọn thực dân phong kiến dùng mọi cách để chia rẽ các dân tộc, chúng làm cho dân tộc này khinh rẻ và căm ghét dân tộc khác để chúng dễ dàng bóc lột tất cả dân tộc ta. Ngày nay chế độ ta là chế độ dân chủ. Đảng Chính phủ chỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân; đồng bào các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để xây dựng tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho các dân tộc hạnh phúc ấm no.
“Bác mong tỉnh Cao Bằng sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như trước đây Cao Bằng là một trong những tỉnh đi đầu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”.
Ít nhất Cao Bằng phải Cao Bằng nơi cao nhất, Cao Bằng cao không nơi nào bằng”.
Bác Hồ làm việc với tỉnh ủy Cao Bằng, đi thăm bệnh viện tỉnh Cao Bằng.
Đáp ứng lòng mong mỏi của Đảng, của Bác. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng với truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng, cần cù lao động sáng tạo, quyết tâm thực hiện lời Bác dạy, vững bước đi theo Đảng xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên cương tổ quốc./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Xuân Toàn