Mô hình nuôi dúi trong nhà của thanh niên Tịnh Biên
Ngày xưa, dúi ở rừng, là động vật hoang dã. Sau này, chúng được thuần hóa, lai giống, trở thành vật nuôi làm giàu của nhiều hộ dân. Không thuộc diện “khó nuôi”, nhưng chúng vẫn có nét “đỏng đảnh” rất riêng. Hiểu ý thì mới nuôi chúng lâu dài, mới nghĩ đến chuyện làm kinh tế từ dúi.
Ngày nay nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng trên thị trường ngày càng cao. Trong khi đó Dúi được xem là đặc sản của vùng núi, thịt Dúi thơm ngon mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt thức ăn cho Dúi chủ yếu là tre, bắp, mía là những loại thức ăn có sẵn và phổ biến ở địa phương. Nhận thấy mô hình nuôi Dúi tốn ít chi phí và có thể đem lại thu nhập thêm cải thiện cuộc sống, cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường, thanh niên Lê Thị Tuyết Trinh (1996) và Trần Đại Nghĩa (1996) ở Tịnh Biên đã phát triển mô hình nuôi dúi trong nhà.
Hình ảnh: Con Dúi tại mô hình của thanh niên Thị xã Tịnh Biên.
Mỗi con dúi được nuôi riêng biệt trong từng ô (gồm các viên gạch 60cm ghép lại). Chúng thích không gian nhỏ hẹp, hạn chế ánh sáng. Khi được nuôi trong nhà, chúng “an phận” trong từng ô, nhạy cảm với sự xuất hiện của con người và ánh sáng đột ngột.
Tin, ảnh: Dạ Thủy - Ban Phong trào TĐAG