An Giang: Thăm, tặng quà cán bộ Đoàn, Hội, Đội người dân tộc chăm tại Tân Châu, An Phú, Châu Phú và Long Xuyênng: Thăm
- Đoàn công tác do anh Phan Duy Bằng - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng 07 phần quà cho các anh, chị là cán bộ Đoàn, Hội người dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh.
- Thăm, tặng quà cán bộ Đoàn, Hội, Đội người dân tộc Chăm tại phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên và xã Châu Phong, thị xã Tân Châu.
Ngày Tết Roya Haji (còn gọi là Tết của sự yêu thương và tha thứ) là ngày tết truyền thống của người Chăm theo đạo Islam. Vừa qua, ngày 02/8/2020, Đoàn công tác Tỉnh Đoàn An Giang và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh đã đến thăm, tặng quà cán bộ Đoàn, Hội, Đội người dân tộc chăm tại Tân Châu, An Phú, Châu Phú và Long Xuyên.
Đoàn công tác do anh Phan Duy Bằng - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng 07 phần quà cho các anh, chị là cán bộ Đoàn, Hội người dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh.
Thăm, tặng quà cán bộ Đoàn, Hội, Đội người dân tộc Chăm tại phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên và xã Châu Phong, thị xã Tân Châu.
Theo truyền thống của cộng đồng người Chăm - Ngày Tết Roya Haji mọi người sẽ đến thánh đường hành lễ, cầu xin tha thứ cho nhau những việc làm đã qua. Mỗi gia đình, tín đồ Muslim khá giả có của ăn của để thực hiện nghi thức Kurbal là mua gia súc (bò, dê, cừu) để tế lễ, phân phát cho hộ nghèo trong làng cùng chia sẻ niềm vui ngày Tết Roya đầy yêu thương.
Mùa Roya Haji năm nay, bà con người Chăm theo đạo Islam tại An Giang đã đón một cái Tết đầm ấm, trang trọng. Trong ngày Tết Roya, mọi người đều mặc trang phục dân tộc truyền thống đẹp nhất mà mình có. Sau khi kết thúc buổi lễ tại thánh đường, những người Islam đã ôm và bắt tay, xin nhau tha thứ những gì phiền não trong năm. Đây là một nghĩa cử đẹp nhằm kết nối yêu thương, chia sẻ gian khó từ trong cộng đồng.
“Người Chăm có giận nhau đi chăng nữa thì không quá 3 ngày, họ phải tìm nhau để xin lỗi, mong tha thứ cho nhau. Đây là một trong những nét đẹp của làng Chăm được duy trì đến ngày hôm nay…” - Ông Sa Lây Mal, Phó Cả Thánh đường Jamiul Aman, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang chia sẻ.
Tại mỗi nơi đến, Đoàn đã ân cần thăm hỏi, động viên tinh thần các cán bộ Đoàn, Hội, Đội người dân tộc Chăm đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện; tặng các quà thiết thực, gồm: nhu yếu phẩm đạt chuẩn theo tôn giáo người Chăm, khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn.
Qua hoạt động này đã góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ tham gia xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng nhau vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19./.
Tin, ảnh: Gia Đạt (Ban ĐKTHTN Tỉnh Đoàn)