7 Mô hình sáng tạo Tỉnh Đoàn An Giang năm 2020

7 Mô hình sáng tạo Tỉnh Đoàn An Giang năm 2020

MỘT SỐ MÔ HÌNH SÁNG TẠO

1. Mô hình số 1: Chuyến xe yêu thương

- Mô tả chi tiết mô hình, hoạt động:

Ngày 01/6/2020, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN), Hội Đồng đội tỉnh An Giang phối hợp CLB Công tác xã hội “Chuyến xe yêu thương” tổ chức chương trình trao tặng “Chuyến xe yêu thương” và trao 300 phần quà cho các thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn và trao 10 suất học bổng Doremon, mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng cho các học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, do quỹ Hỗ trợ giáo dục dành cho trẻ em Việt Nam tặng… nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Tổng giá trị trên 200.000.000đ

 

2. Mô hình số 2: Đặt trạm rửa tay dã chiến, hỗ trợ các hình mẫu chibi kèm khẩu hiệu phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bằng tiếng Việt và tiếng Khmer

- Mô tả chi tiết mô hình, hoạt động:

          Nhằm kịp thời, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch Covid-19 bên cạnh phát huy tinh thần tình nguyện, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong toàn tỉnh. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã chủ động lắp máy rửa tay tự động, chibi tuyên truyền phòng chống Covid-19, bố trí các nước rửa tay sát khuẩn, tặng khẩu trang miễn phí đặt tại các nơi công cộng, khu vực chợ, cơ quan phục vụ cho người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính, điển hình Tỉnh Đoàn An Giang lắp đặt 03 trạm rửa tay dã chiến, hỗ trợ 20 hình mẫu chibi kèm khẩu hiệu phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bằng tiếng Việt và tiếng Khmer, dung dịch rửa tay sát khuẩn cho 11 huyện trong địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh huyện Đoàn Phú Tân đã lắp đặt 3 trạm rửa tay tự động, lắp đặt 30 hình mẫu chibi kèm khẩu hiệu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

3. Mô hình số 3: Cuộc thi giới thiệu về địa phương An Giang bằng Tiếng Anh (An Giang Meeting Point - An Giang điểm hẹn)

- Mô tả chi tiết hoạt động

Cuộc thi giới thiệu về các địa danh lịch sử, điểm du lịch, làng nghề truyền thống của địa phương. Đồng thời, tìm kiếm những video clip quảng bá hình ảnh địa phương An Giang, giới thiệu cuộc sống hiền hòa, bình dị, mộc mạc của người dân trên quê hương An Giang đến với du khách trong nước và quốc tế. Thông qua hội thi nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả công tác nâng cao năng lực tiếng anh trong các cấp bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên.Sau thời gian phát động, BTC Cuộc thi đã nhận được 33 bài dự thi đến từ các đơn vị trong toàn tỉnh, trong đó tiến hành loại 06 clip không đạt yêu cầu và đăng tải 27 clip trên fanpage Tỉnh Đoàn An Giang để tiến hành bình chọn. Dự kiến trung tuần tháng 12/2020 sẽ tiến hành trao giải. Đây là cuộc thi lần đầu tiên Tỉnh Đoàn An Giang tổ chức góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh và giúp ĐVTN trong toàn tỉnh có cơ hội được thể hiện năng lực tiếng Anh của mình. Qua đó, hun đúc tinh thần tự học và rèn luyện trong ĐVTN.

4. Mô hình số 4: Cuộc thi trực tuyến trên Internet tìm hiểu về Pháp luật năm 2020.

- Mô tả chi tiết mô hình, hoạt động:

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11/2020, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Ban Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh An Giang ký Kế hoạch phối hợp số 69-KHPH/TĐTN-STP, ngày 16/10/2020 về việc “Tổ chức Cuộc thi trực tuyến trên Internet tìm hiểu về Pháp luật năm 2020”. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Ban Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh đã phát động thi đua trong cán bộ Đoàn, Đoàn viên, Hội viên, thanh thiếu nhi ở các cơ sở Đoàn, Hội trong tỉnh; cán bộ, công nhân, viên chức lao động, học sinh, sinh viên, quần chúng nhân dân trong tỉnh. Qua đó, tạo sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục pháp luật trong các cấp bộ Đoàn. Cuộc thi chính thức phát động từ 16h00’ ngày 23/10/2020 đến ngày 11h00’ ngày 06/11/2020.

- Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của mô hình, hoạt động, giải pháp:

Cuộc thi trực tuyến trên Internet tìm hiểu về kiến thức pháp luật cơ bản giúp cho đoàn viên, thanh thiếu niên hiểu rõ các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực gắn với đời sống. Trong đó, gồm các nội dung Hiến pháp năm 2013; các Bộ luật Hình sự, dân sự năm 2015; Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật An ninh mạng năm 2018; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Trẻ em năm 2016; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;…

Sau thời gian phát động, tính đến ngày 06/11/2020, Ban Tổ chức Cuộc thi đã ghi nhận 13.246 lượt đăng ký và 13.275 lượt thí sinh dự thi đến từ 18 đơn vị huyện thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. Trong đó đơn vị có đông thí sinh dự thi nhất là Thành Đoàn Long Xuyên với 2.693 lượt thí sinh dự thi.

- Kết quả của mô hình, hoạt động, giải pháp:

Thí sinh đạt 30/30 câu hỏi với thời gian hoàn thành bài thi ngắn nhất, sớm nhất và không vi phạm điều lệ Cuộc thi. Ban Tổ chức xét chọn theo thứ tự từ giải cao xuống để trao giải chung cuộc Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.

Căn cứ vào thể lệ và kết quả thống kê, Ban Tổ chức Cuộc thi đã tiến hành xét chọn và khen thưởng cho 08 cá nhân đã có thành tích xuất sắc nhất ở giải thưởng chung cuộc, gồm Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và tiền thưởng: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 05 giải Khuyến khích. Thí sinh Lê Võ Thái Như - Đoàn viên Chi đoàn Phòng Tham mưu Công an tỉnh xuất sắc đạt giải Nhất, ngoài Bằng khen của Ban Tổ chức Cuộc thi, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang còn tặng Bằng khen cho thí sinh Lê Võ Thái Như.

5. Mô hình 5: Hội thi Báo cáo viên giỏi 04 bài Lý luận chính trị của Đoàn năm 2020.

- Mô tả chi tiết mô hình, hoạt động giải pháp:

Hội thi là cơ hội để các đồng chí cán bộ tại các Phòng, Ban chuyên môn Tỉnh Đoàn được học tập lẫn nhau, rèn luyện, trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần quan trọng trong tham mưu thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh nhà.

Ngày 30/9/2020, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn An Giang tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi 04 bài học lý luận chính trị của Đoàn năm 2020 với sự tham gia biệt là sự có mặt của 11 báo cáo viên là cán bộ Đoàn chuyên trách tại các Phòng, Ban chuyên môn Tỉnh Đoàn.

Hội thi là mô hình mới trong triển khai 04 bài học lý luận chính trị dành cho Đoàn viên năm 2020, Hội thi được Tỉnh Đoàn phát trực tiếp trên Fanpage Tỉnh Đoàn An Giang từng phần thi của các Báo cáo viên; đồng thời các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc, các cơ sở Đoàn cũng quan tâm, chia sẻ trên Fanpage của đơn vị. Kết quả có 19.756 lượt tiếp cận; 4.962 lượt xem; 1.278 lượt thích; 326 lượt chia sẻ về Hội thi.

- Kết quả của mô hình, hoạt động, giải pháp:

Hội thi Báo cáo viên giỏi lần này diễn ra 01 ngày, đây là mô hình mới mà Tỉnh Đoàn An Giang triển khai trong năm 2020 về việc học tập lý luận chính trị cho cán bộ Đoàn chuyên trách, học tập 04 bài học lý luận chính trị của Đoàn năm 2020. 11 thí sinh tham gia Hội thi trải qua 03 phần thi chính, gồm: Báo cáo chuyên đề 04 bài học lý luận chính trị dành cho Đoàn; Báo cáo chuyên đề tự chọn về công tác chuyên môn đang phụ trách tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và phần thi trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo Hội thi. Điểm nổi bật của Hội thi lần này là nhiều chuyên đề tự chọn được các thí sinh trình bày, diễn đạt hay, thu hút người xem, như: Các giải pháp cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Anh trong thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh An Giang của thí sinh Huỳnh Ngọc Thiên Kim - Cán bộ Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Tỉnh Đoàn; Vai trò của thanh niên trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 của thí sinh Trần Gia Đạt - Cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn; Một số giải pháp An toàn an ninh thông tin của thí sinh Nguyễn Thị Hão - Cán bộ Văn phòng Tỉnh Đoàn;…

Đến với phần thi báo cáo chuyên đề 04 bài học lý luận chính trị và báo cáo chuyên đề chuyên môn tự chọn, các thí sinh phải trình bày nội dung chuyên đề trong thời gian từ 20 đến 25 phút, với giả định đối tượng nghe là đoàn viên, thanh niên ở cơ sở, tập trung làm rõ các nội dung Ban Tổ chức Hội thi đưa ra. Nhiều bài báo cáo chuyên đề hay, có giả định tình huống và đặt câu hỏi tương tác cho đối tượng mà báo cáo viên muốn tuyên truyền tại Hội thi. Các thí sinh tham dự Hội thi nắm vững kiến thức chuyên môn mình đang phụ trách và tự tin trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo đặt ra.

Kết thúc Hội thi, thí sinh Nguyễn Thị Hảo - Cán bộ Văn phòng Tỉnh Đoàn xuất sắc đạt giải Nhất; thí sinh Lâm Sơn Nam - Cán bộ Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Tỉnh Đoàn đạt giải Nhì và giải Ba thuộc về thí sinh Trương Thị Dạ Thủy - Cán bộ ban Thanh niên Nông thôn Công nhân và Đô thị đạt giải ba. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng đã trao 08 giải Khuyến khích cho các thí sinh còn lại đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình với điểm trung bình của thí sinh thấp điểm nhất là trên 70 điểm đối với thang điểm 100 điểm của Ban Tổ chức Hội thi đề ra.

6. Mô hình 6: Chuyến xe yêu thương lan tỏa phong trào đam mê đọc sách trong đoàn viên, thanh thiếu nhi.

- Mô tả chi tiết mô hình, hoạt động:

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2020 của Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn; đồng thời lan tỏa phong trào đam mê đọc sách trong đoàn viên, thanh thiếu niên tỉnh An Giang, thời gian qua Tỉnh Đoàn An Giang đã tổ chức 03 lượt Chuyến xe yêu thương lan phong trào đam mê đọc sách trong đoàn viên, thanh thiếu niên tại xã Lương Phi (huyện Tri Tôn), thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn) và xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), thu hút hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên, học sinh đến tìm đọc các loại sách.

- Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của mô hình, hoạt động, giải pháp:

Ngày nay, trước sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, mọi người có vô vàn lựa chọn để cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức phục vụ nhu cầu giải trí cho mình, nhưng sách vẫn giữ vai trò quan trọng nhất định. Để góp phần xây dựng một xã hội học tập tiến bộ, Tỉnh Đoàn An Giang đã ra tổ chức Chương trình “Lan tỏa đam mê đọc sách trong đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh An Giang năm 2020”.

Với hình thức chuyến xe sách lưu động, chương trình đã được tổ chức tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn với hơn 1.000 đoàn viên, thanh thiếu nhi đọc sách. Chuyến xe sách được trang bị gần 700 đầu sách với đa dạng các thể loại như truyện tranh khoa học, văn học, y học, lịch sử, các mẫu chuyện về Bác Hồ, Bác Tôn… Tại chương trình các em học sinh được thỏa thích lựa chọn và đọc những cuốn sách mà mình yêu thích.

- Kết quả của mô hình, hoạt động, giải pháp:

Những yêu cầu về phát triển văn hóa đọc và cung cấp thông tin cho người dân ngày càng cao, trong khi đó tư liệu, phương tiện phục vụ của hệ thống thư viện các địa phương, đơn vị trường học còn nhiều khó khăn. Do đó, việc trang bị xe sách lưu động nhằm đa dạng phương thức phục vụ, tạo cơ hội cho người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận với thông tin, sách báo, góp phần thu hẹp khoảng cách thông tin giữa thành thị và nông thôn.

Mỗi chuyến xe “tri thức” lưu động lăn bánh lại mở ra nguồn tri thức mới cho nhiều người dân, trong đó có các em thanh thiếu nhi, hơn hết là góp phần rèn luyện cho các em thói quen và niềm say mê đọc sách. Sắp tới đây chuyến xe sách di động sẽ được trang bị nhiều hơn nữa các loại sách để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của các bạn đoàn viên, thanh thiếu nhi.

- Hình ảnh mô hình, hoạt động: Đính kèm hình ảnh hoạt động.

 

7. Mô hình số 7: Thắp sáng chốt phòng chống dịch Covid19 trên các tuyến biên giới

- Mô tả chi tiết mô hình, hoạt động, giải pháp:

Tỉnh Đoàn vận động trao các mạnh thường quân tặng 80 trụ đèn năng lượng mặt trời bố trí ở tất cả 110 chốt phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới tỉnh An Giang tại các huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, thị xã Tân Châu và thành phố Châu Đốc với tổng chi phí trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, còn vận động trao tặng các nhu yếu phẩm hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh cho các đơn vị lực lượng vũ trang trên tuyến đầu chống dịch và điểm cách ly trên địa bàn tỉnh. "Có thể nói đây là một hoạt động hỗ trợ kịp thời và nhiều ý nghĩa của Tỉnh Đoàn và Hội LHTN Việt Nam tỉnh cùng với các doanh nghiệp và mạnh thường quân để góp phần thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID - 19 tại địa phương"

8. Mô hình số 8:Vận động nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên ứng dụng Ví điện tử MoMo

- Mô tả chi tiết mô hình, hoạt độngải pháp:

Tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phá trở lại ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước; tình trạng người nhập cảnh trái phép cũng đang diễn biến phức tạp, là nguy cơ cao khiến dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài nên việc ngăn ngừa các trường hợp đưa người nhập cảnh trái phép qua biên giới là nhiệm vụ được địa phương quan tâm hàng đầu. Hiện trên toàn tuyến biên giới An Giang có 11 Đồn Biên phòng, 136 Trạm kiếm soát, Tổ công tác với trên 830 cán bộ - chiến sĩ đang ngày đêm túc trực 24/24 giờ làm nhiệm vụ ngăn ngừa các trường hợp xuất - nhập cảnh trái phép và phòng chống dịch Covid-19. Hoạt động này được duy trì suốt từ khi dịch bệnh xuất hiện đến nay. Nhiều tổ chốt chặn, trạm kiểm soát đều được lập trên tuyến kênh rạch, đường mòn, lối tắt, giữa đồng ruộng, do đó luôn ở trong tình trạng thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt... chốt trạm đóng quân khá xa nhà dân, khu dân cư, xa các đồn Biên phòng nên cán bộ, chiến sĩ vừa phải thực hiện nhiệm vụ kiểm soát người qua lại biên giới, vừa tự bảo đảm mọi sinh hoạt ăn, uống trong điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn. Để góp phần đồng hành và hỗ trợ các lực lượng trên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã ban hành Công văn số 1509-CV/TĐTN-TNNTCN&ĐT ngày 10/8/2020 gửi Công ty Cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến (Mservice) về hỗ trợ các giải pháp công nghệ để vận động đóng góp nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực biên giới tỉnh An Giang.Sau 18 ngày triển khai trên ứng dụng, đã nhận được số tiền 50.002.213 đồng từ người dùng ví điện tử MoMo (số ngày tối đa quyên góp là 30 ngày theo hợp đồng với công ty). Qua đó, đã góp phần hỗ trợ các chiến sĩ đóng chốt ở biên giới. Đây là hình thức vận động mới, lần đầu tiên được áp dụng

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng