Rơm nén sinh học thân thiện với môi trường

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó trọng tâm là chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Được sự hướng dẫn kỹ thuật của Ban Quản lý Dự án hợp tác giữa An Giang & Thụy Điển, ngành chuyên môn, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp và Huyện Đoàn Châu Thành, thanh niên Trương Thuận Hải ở ấp Hòa Thịnh, xã Hòa Bình Thạnh – một thanh niên đầy nhiệt huyết đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi sản xuất lúa kém hiệu quả sang tận dụng những phế phẩm từ rơm để sản xuất ra viên rơm nén sinh học dùng để trồng lan, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao vì hiện nay, hoa lan được thị trường ưu chuộng, giá cả ổn định, dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh.

Thời điểm sau khi kết thúc 03 vụ lúa chính là vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ thu đông. Anh Hải cùng với những người bạn đi đến các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Phú để thu mua các rơm rạ sau khi đã thu hoạch lúa xong chở về ủ, lên men và sản xuất ra viên rơm nén trồng lan. Diện tích nơi sản xuất của anh Hải là 500m2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong và ngoài tỉnh.

 

Hình: Mô hình được trưng bày tại Ngày hội sáng tạo tỉnh An Giang năm 2020

 

Trong tháng 04 năm 2020, Huyện Đoàn Châu Thành đã trao vốn hỗ trợ 10 triệu đồng cho mô hình “Viêm rơm nén trồng lan” của anh Hải. Sau khi được Huyện Đoàn hỗ trợ vay vốn, mô hình đã được nhân rộng và có thêm thị trường để xuất khẩu, giá cả cũng được nâng cao, có thêm nguồn lao động từ thanh niên địa phương hỗ trợ; tổng lợi nhuận của dự án sau khi được hỗ trợ hiện nay là 90.000.000đ.

Hiện nay, sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường mang nhãn hiệu ”Viên rơm nén trồng lan” của Công ty TNHH MTV sản xuất dịch vụ nông nghiệp Gia Khánh – huyện Châu Thành.  Mô hình ”Viên rơm nén trồng lan” của anh Hải là một dự án khởi nghiệp góp phần bảo vệ môi trường vì sản phẩm có nguồn gốc từ phế phẩm của rơm để sản xuất ra phân bón sinh học thân thiện với môi trường.

Mô hình này đang phát triển, đảm bảo cho cuộc sống của thanh niên khi làm việc tại địa phương, giải quyết được tình trạng thanh niên rời địa phương đi làm ăn xa, góp phần thực hiện tốt công tác đoàn kết tập hợp thanh niên tại địa bàn dân cư. Đây cũng là mô hình kinh tế đạt giải Ba tại Ngày hội sáng tạo tỉnh An Giang năm 2020./.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng