Cảnh giác với chiêu trò mới của các thế lực thù địch trên không gian mạng

Những ngày gần đây, mạng xã hội dậy sóng nhiều tin đồn xuyên tạc sự thật, với tần suất lan truyền chóng mặt, gây tác hại đến công chúng tiếp nhận thông tin. Thực chất thì những thông tin xấu độc dạng tin đồn lan truyền trên không gian mạng xã hội không có gì mới, vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới”.

Kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. 

Chỉ có điều, tin đồn gần đây được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị nhào nặn gắn với những vụ án tham nhũng, đang được dư luận quan tâm, kết hợp với những phương thức truyền thông mới hiện đại, nhất là ứng dụng công nghệ AI, đưa giọng nói “thổi” vào các hình ảnh, video cắt ghép. Chiêu trò mới này tạo cảm giác cho người đọc, người xem dễ phân tâm, lung lạc giữa đúng - sai, thật - giả. Vì thế, với các chiêu trò mới của các phần tử phản động, cơ hội chính trị, làm cho các dạng tin đồn được lan truyền, nhân bản rất nhanh, tạo tâm lý đám đông, a dua vào những sự kiện vốn không có thật trên mạng.

Phương thức thông tin của tin đồn có nhiều dạng thức mới, nhưng về bản chất vẫn chủ yếu xung quanh ở các dạng thức.

Thứ nhất, tin đồn kiểu thật - giả lẫn lộn. Sử dụng thông tin có thật về các vụ án tham nhũng đã, đang, sẽ được xem xét, xử lý từ các nguồn thông tin chính thống của các báo, tạp chí trong nước, rồi thêm “gia vị’, nhào nặn để bôi nhọ, xuyên tạc cá nhân lãnh đạo, từ đó quy chụp, nói xấu chế độ.

Thứ hai, tin đồn kiểu giả mạo 100%. Đây là những tin giả, không có thật, do một số phần tử phản động, cơ hội chính trị tưởng tượng ra kịch bản như thật để lừa bịp người nhẹ dạ cả tin, nhằm kích động, hoặc tôn thờ, ca tụng một cá nhân, nhưng lại nói xấu một hay vài cá nhân lãnh đạo khác. Mục tiêu của chúng là kích động, gây mất đoạn kết nội bộ lãnh đạo nhằm chia giẽ nội bộ, dựng lên cái gọi là phe, nhóm lãnh đạo cấp cao tỉnh A, tỉnh B hay miền Trung, miền Nam, miền Bắc...

Đáng chú ý là chủ của các thông tin xấu độc này là những phần tử phản động, cơ hội chính trị ngoài nước. Họ là những kẻ phản động, bất mãn chế độ, chuyên “cạo chữ trên bàn phím”, ngồi cách xa Việt Nam hàng vạn cây số nhưng lại có vẻ như “người trong nội bộ”, ngụy tạo lên những chuyện hoang đường, hoàn toàn không có thật, suy diễn, thậm chí gắp lửa bỏ tay người, chọc gậy bánh xe để kích động, chia giẽ, lý gián nội bộ lãnh đạo...

Nguy hiểm hơn là lợi dụng tâm lý tò mò của không ít người sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước, chúng sẻ chia thông tin giả trên nhiều nền tảng mạng xã hội, nhất là tiktok, facebok, youtube... len lỏi đưa lên nhiều nhóm facebook có số lượng thành viên rất đông để nhân rộng, lan tỏa nhanh thông tin. Từ  một vài người đến nhiều nhóm sử dụng các nền tảng mạng xã hội ở trong nước, hàng vạn người chia sẻ, bình luận, từ  đó hình thành làn sóng tin đồn, gây tâm lý bán tín, bán nghi, hoang mang trong dân chúng, cộng đồng mạng. Từ mạng ảo, các dạng tin đồn được các faceboker, tiktoker ra đời sống thực, rỉ tai nhau, lan truyền các tin đồn, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong xã hội.

Chính vì thế, hệ lụy, tác động từ các dạng tin đồn đã, đang gây hậu quả xấu, tác động đến tâm trạng, tư tưởng, an ninh tư tưởng trên không gian mạng. Ngoài tâm lý tò mò của cộng đồng mạng làm cho tin đồn - thông tin xấu độc lâu nay vẫn có đất sống, có nguyên nhân chủ quan từ chính chúng ta. Chúng ta thiếu tính chủ động, kịp thời ngăn chặn, để cho các tin đồn có thời gian dài có đất sinh sôi, nảy nở, lan truyền, tạo thành làn sóng tin giả tán phát mạnh mẽ trên mạng xã hội. Vẫn xảy ra tình trạng tắc trách, thờ ơ, thiếu tính đồng bộ, hiệp đồng tác chiến giữa các cấp, các cơ quan, đơn vị trong xử lý các tình huống tư tưởng và ngăn chặn tin đồn. Chúng ta còn để khoảng trống, thiếu các thông tin chính thống, dẫn dắt, chi phối trận địa tư tưởng trên không gian mạng, do các thông tin chính thống đăng tải để phủ định các tin đồn, tin giả, từ các cơ quan báo chí không kịp thời.

Để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả các thông tin xấu độc, nhất là các dạng tin đồn thất thiệt, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng trên không gian mạng, rất cần triển khai một số giải pháp sau:

Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cộng đồng mạng trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức và thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới và Luật An ninh mạng.

Trong đó, cần đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, bao gồm cả tuyên truyền miệng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hằng tháng hoặc đột xuất, các cấp ủy Đảng, hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên cần quan tâm lồng ghép, đưa thông tin chuyên đề đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, vạch trần âm mưu, thủ đoạn, bản chất của các tin đồn thất thiệt trong các cuộc họp chi bộ và các hội nghị báo cáo viên.

Để ngăn chặn tin đồn thật thiệt, không để lan truyền các thông tin xấu độc trên không gian mạng, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; kịp thời phản bác các tin đồn thất thiệt trên mạng interet và các nền tảng xã hội.

Hai là, tổ chức đấu tranh thường xuyên, kịp thời với các thông tin xấu độc, các tin đồn lan truyền trên mạng xã hội. Khơi dậy ý thức cảnh giác cao độ của mỗi công dân, nhóm sử dụng và cộng đồng mạng, nhất là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... khi tham gia các mạng xã hội. Các cấp ủy Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội và hệ thống các trường từ trung học phổ thông đến các trường đại  học cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, các cuộc họp chuyên đề về đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, để mỗi công dân mạng nâng cao ý thức đấu tranh, tự tạo cho mình sức đề kháng, nhận thức rõ bản chất đúng - sai của thông tin xấu độc, không bị mắc bẫy khi chia sẻ, lan truyền các tin đồn, vi phạm Luật an ninh mạng.

Ba là, tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong đấu tranh tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Đấu tranh kịp thời với các hành vi, vi phạm của các mạng xã hội facebok, google, tiktok... Yêu cầu các mạng xã hội phải tuân thủ pháp luật, bóc gỡ các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đạo đức xã hội và vi phạm luật pháp của Việt Nam.

TS Trần Doãn

Nguồn: dangcongsan.vn

Sưu tầm: S.N


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng