THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TỪ CÂY LỤC BÌNH VÀ DÂY BÒNG BONG

Cây lục bình vốn là loại quen thuộc ở các vùng sông nước, bằng khả năng sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, các thợ thủ công đã biến những cây lục bình bình dị ấy thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng đa dạng, đẹp mắt, giá trị kinh tế cao. Cây lục bình được khai thác khi thân cây đạt độ dài 60 – 90 cm, được cắt sát gốc, vạt bỏ lá, rồi đem phơi ngoài nắng cho héo khô, sau đó xử lý mối mọt, trở thành nguyên liệu đan các sản phẩm lục bình.

 

         

Hình ảnh: Lục bình và dây bòng bong sau khi đã phơi khô

          Các sản phẩm từ lục bình và dây bòng bong rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc, từ những loại đơn giản như thảm, chiếu lục bình cho đến những sản phẩm phức tạp hơn như khay, đôn, kệ, giỏ, rổ, bình… Tùy nhu cầu khách hàng, tùy mỗi loại sản phẩm mà các nghệ nhân đan kiểu hạt gạo hay còn gọi là đan mắt na, đan xương cá, đan rối hay còn gọi là đan nhện… Các sản phẩm từ lục bình được tăng giá trị gấp nhiều lần khi được thêu, vẽ hay trang trí thêm hoa cỏ khô, dây ru băng, hạt cườm,… Sản phẩm đan từ lục bình không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước, mà còn được xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

 

Hình ảnh: Tham gia trưng bày sản phẩm từ lục bình khô của thanh niên huyện Tịnh Biên

Nhận thấy thị trường đang có nhu cầu và nguyên liệu sẵn có ở địa phương, thanh niên Trần Ngọc Thuận (ngụ xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên) đã mạnh dạn thực hiện các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình và dây bòng bong mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, tạo việc làm cho thanh niên địa phương và góp phần bảo vệ môi trường./.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng