Vấn đề kỷ luật Đảng trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh
04/01/2024
Là đội tiên phong chiến đấu, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng phải là một tổ chức trong sạch, vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ đảng viên”[1]. Người cho rằng, nếu kỷ luật của Đảng lỏng lẻo thì những kẻ cơ hội, những phần tử phản động dễ dàng chui vào hàng ngũ để phá hoại Đảng.
Kỷ luật Đảng rõ ràng, chặt chẽ, nghiêm minh là điều kiện quan trọng bảo đảm cho Đảng thật sự là một khối đoàn kết, thống nhất trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện thắng lợi.
Kỷ luật đảng không chỉ đòi hỏi tính tự giác mà còn mang tính bắt buộc đối với những cá nhân, những bộ phận chưa ý thức đầy đủ nhiệm vụ của người đảng viên. Bắt buộc là một nội dung tất yếu của mọi hình thức kỷ luật. Sự giác ngộ càng cao thì tính bắt buộc càng ít và càng mang tính tự giác cao. Đảng viên tự giác chấp hành những điều khoản trong Điều lệ đã được họ thảo luận dân chủ và thống nhất ý kiến trước khi được chính thức thông qua tại các kỳ đại hội đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên càng có công thì càng phải khiêm tốn, không được “tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật”[3]. Người yêu cầu đảng viên chẳng những phải giữ gìn kỷ luật của Đảng mà còn “phải giữ gìn kỷ luật của chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của nhân dân”; họ “tưởng là đảng viên thì muốn làm trời làm đất thì làm”[4]. Các đảng viên, cán bộ đó “không biết kỷ luật của chính quyền, của đoàn thể, nhân dân và Đảng cũng là một”[5].
Tuy nhiên, chỉ với cơ chế lãnh đạo đúng thì mới thực sự có kỷ luật chặt chẽ, tự giác. Theo Hồ Chí Minh, đối với mọi đảng viên cộng sản, khi nào và ở đâu cũng phải chịu sự phân công, quản lý của tổ chức đảng, phải hành động theo phạm vi kỷ luật của tổ chức, phải báo cáo, phải chấp hành nghị quyết, chỉ thị một cách nghiêm túc, đúng đắn, sáng tạo. Đó là tính Đảng, không có ngoại lệ. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong những bước ngoặt của cách mạng, khi những biến cố chính trị đang làm thay đổi tình hình một cách mau lẹ, khôn lường. Hồ Chí Minh yêu cầu những đảng viên giữ vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu và nếu mắc sai phạm càng phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, không được châm chước, bao che cho nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và bình đẳng về mặt công dân trước pháp luật.
Củng cố và tăng cường kỷ luật Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mọi đảng viên và mọi tổ chức đảng. Tăng cường kỷ luật đảng không phải là để kỷ luật cho nhiều đảng viên, mà chủ yếu là để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng đòi hỏi các cấp ủy đảng, các cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành luật pháp, phải đi đầu trong cuộc đấu tranh tăng cường pháp chế XHCN. Đảng nghiêm cấm các tổ chức đảng tuỳ tiện đề ra những quy định trái pháp luật.
Để bảo đảm kỷ luật được chặt chẽ, tự giác phải mở rộng, tăng cường dân chủ trong Đảng. Hai mặt dân chủ và kỷ luật trong Đảng phải luôn luôn đi đôi với nhau. Có mở rộng và tăng cường dân chủ trong Đảng thì mới bảo đảm được kỷ luật và có bảo đảm được kỷ luật thì mới tăng cường được dân chủ. Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc lịch sử và dành những lời đầu tiên cho Đảng: “Trước hết nói về Đảng... Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Theo Người, tự phê bình và phê bình là phản ánh trung thực tinh thần dân chủ và sức chiến đấu của Đảng. Bởi vì: “... một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chân chính”[6].
Vậy nên, mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình và khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của mình. Thực hiện tự phê bình và phê bình chính là bước mở đầu cho cuộc tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”.
Dân chủ trong Đảng thể hiện trên nhiều mặt như dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định; trong công tác cán bộ, bầu cử cấp ủy trong đó có vấn đề tự do tư tưởng và thảo luận theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp lãnh đạo phải biết nghe, dám nghe và khuyến khích được nghe các ý kiến khác nhau kể cả ý kiến khác với suy nghĩ lâu nay của mình. Người nhắc lãnh đạo các cấp phải “Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến... Nếu cán bộ không nói năng, không đề ra ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì để nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản”[7].
Đáng tiếc là hiện nay không ít cán bộ lãnh đạo chưa lắng nghe những ý kiến khác nhau của cấp dưới. Họ chỉ ưa thích xu nịnh. Thậm chí họ còn tìm cách trù dập, vô hiệu hoá những cán bộ có suy nghĩ trái, ý kiến phản biện. Do đó, có cán bộ làm việc đạt hiệu quả cao, được quần chúng tin cậy nhưng vẫn không được trọng dụng vì những người này hay “phản ứng” và ít chịu “vâng lời” các cấp lãnh đạo trực tiếp của mình. Thái độ độc đoán, chuyên quyền và động cơ cá nhân của những cán bộ lãnh đạo này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, làm cho nội bộ tổ chức đảng mất đoàn kết kéo dài, có nơi nghiêm trọng.
Hồ Chí Minh khẳng định mọi đảng viên có quyền trình bày ý kiến riêng của mình, đề đạt kiến nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Song khi đã có nghị quyết của tập thể thì phải làm theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Đó là quyền tự do phục tùng chân lý. Đảng cho phép mọi đảng viên được tư do tư tưởng, được đề đạt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến riêng của mình lên đến cơ quan cao nhất của Đảng. Nhưng, Đảng cũng đòi hỏi trong các hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ, đảng viên phát biểu ý kiến phải theo đường lối, chủ trương và các nghị quyết của Đảng. Mọi đảng viên phải giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, không được bạ đâu nói đó, không được lợi dụng các diễn đàn, các cuộc hội thảo, hội nghị để đả kích tổ chức, phê phán lãnh đạo, bôi nhọ cá nhân một cách bừa bãi và tuyên truyền các quan điểm sai trái. Tuỳ tiện phát ngôn là tạo cơ hội cho kẻ thù và những phần tử xấu lợi dụng chống Đảng.
Nguyên tác của Đảng là phải quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên trong cả lời nói và việc làm. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về các chi bộ đảng. Mọi cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào cũng đều phải rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham gia đầy đủ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết không để một cán bộ, đảng viên nào được đứng ngoài sự quản lý của tổ chức. Mọi hành động vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng gây chia rẽ, bè phái trong Đảng đều phải bị xử lý nghiêm minh. Phải thường xuyên rà soát, phân loại, sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên để làm trong sach, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng. Đây là yêu cầu cấp thiết thường xuyên để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thực tiễn cách mạng luôn vận động và phát triển. Đảng ở trong xã hội và cùng xã hội phát triển. Tuy nhiên, mỗi khi gặp tình hình mới, công tác mới... tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên không khỏi bỡ ngỡ, lệch lạc, hoặc “tả”, hoặc “hữu’, đó là điều bình thường, cho nên thống nhất ý chí, thống nhất kỷ luật, tập trung lãnh đạo là việc cực kỳ cần thiết và cực kỳ quan trọng. Người thường chỉ dạy: Nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngoài lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Để làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho Đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trung ương, phải tuyệt đối chấp hành nghiêm túc mọi chính sách và nghị quyết của Đảng [8].
-------------------------------------------
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2005, tập 10, tr.311
2. Sđd, tập 5, tr.553
3. Sđd, tập 10, tr.311
4. Sđd, tập 7, tr.31
5. Sđd, tập 7, tr.31
6. Sđd, tập 5, tr.261
7. Sđd, tập 5, tr.280
8. Sđd, tập 7, tr.335
Kỷ luật của Đảng là kỷ luật dựa trên tình đồng chí, kỷ luật của những người cùng chung một lý tưởng, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc. Mọi đảng viên và tổ chức đảng liên kết với nhau theo một kỷ luật chung dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, sự thống nhất chặt chẽ về chính trị, tư tưởng và tổ chức, được thể hiện tập trung trong các điều khoản của Điều lệ Đảng. Kỷ luật đó xuất phát từ ý chí của toàn Đảng nhằm bảo đảm cho sự thống nhất, tập trung cao trong Đảng, đồng thời để phát huy dân chủ, phát huy tính tích cực và sáng tạo của toàn thể đảng viên và các tổ chức đảng. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Kỷ luật của Đảng là “kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”[2].
Kỷ luật đảng không chỉ đòi hỏi tính tự giác mà còn mang tính bắt buộc đối với những cá nhân, những bộ phận chưa ý thức đầy đủ nhiệm vụ của người đảng viên. Bắt buộc là một nội dung tất yếu của mọi hình thức kỷ luật. Sự giác ngộ càng cao thì tính bắt buộc càng ít và càng mang tính tự giác cao. Đảng viên tự giác chấp hành những điều khoản trong Điều lệ đã được họ thảo luận dân chủ và thống nhất ý kiến trước khi được chính thức thông qua tại các kỳ đại hội đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên càng có công thì càng phải khiêm tốn, không được “tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật”[3]. Người yêu cầu đảng viên chẳng những phải giữ gìn kỷ luật của Đảng mà còn “phải giữ gìn kỷ luật của chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của nhân dân”; họ “tưởng là đảng viên thì muốn làm trời làm đất thì làm”[4]. Các đảng viên, cán bộ đó “không biết kỷ luật của chính quyền, của đoàn thể, nhân dân và Đảng cũng là một”[5].
Tuy nhiên, chỉ với cơ chế lãnh đạo đúng thì mới thực sự có kỷ luật chặt chẽ, tự giác. Theo Hồ Chí Minh, đối với mọi đảng viên cộng sản, khi nào và ở đâu cũng phải chịu sự phân công, quản lý của tổ chức đảng, phải hành động theo phạm vi kỷ luật của tổ chức, phải báo cáo, phải chấp hành nghị quyết, chỉ thị một cách nghiêm túc, đúng đắn, sáng tạo. Đó là tính Đảng, không có ngoại lệ. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong những bước ngoặt của cách mạng, khi những biến cố chính trị đang làm thay đổi tình hình một cách mau lẹ, khôn lường. Hồ Chí Minh yêu cầu những đảng viên giữ vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu và nếu mắc sai phạm càng phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, không được châm chước, bao che cho nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và bình đẳng về mặt công dân trước pháp luật.
Củng cố và tăng cường kỷ luật Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mọi đảng viên và mọi tổ chức đảng. Tăng cường kỷ luật đảng không phải là để kỷ luật cho nhiều đảng viên, mà chủ yếu là để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng đòi hỏi các cấp ủy đảng, các cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành luật pháp, phải đi đầu trong cuộc đấu tranh tăng cường pháp chế XHCN. Đảng nghiêm cấm các tổ chức đảng tuỳ tiện đề ra những quy định trái pháp luật.
Để bảo đảm kỷ luật được chặt chẽ, tự giác phải mở rộng, tăng cường dân chủ trong Đảng. Hai mặt dân chủ và kỷ luật trong Đảng phải luôn luôn đi đôi với nhau. Có mở rộng và tăng cường dân chủ trong Đảng thì mới bảo đảm được kỷ luật và có bảo đảm được kỷ luật thì mới tăng cường được dân chủ. Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc lịch sử và dành những lời đầu tiên cho Đảng: “Trước hết nói về Đảng... Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Theo Người, tự phê bình và phê bình là phản ánh trung thực tinh thần dân chủ và sức chiến đấu của Đảng. Bởi vì: “... một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chân chính”[6].
Vậy nên, mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình và khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của mình. Thực hiện tự phê bình và phê bình chính là bước mở đầu cho cuộc tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”.
Dân chủ trong Đảng thể hiện trên nhiều mặt như dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định; trong công tác cán bộ, bầu cử cấp ủy trong đó có vấn đề tự do tư tưởng và thảo luận theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp lãnh đạo phải biết nghe, dám nghe và khuyến khích được nghe các ý kiến khác nhau kể cả ý kiến khác với suy nghĩ lâu nay của mình. Người nhắc lãnh đạo các cấp phải “Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến... Nếu cán bộ không nói năng, không đề ra ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì để nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản”[7].
Đáng tiếc là hiện nay không ít cán bộ lãnh đạo chưa lắng nghe những ý kiến khác nhau của cấp dưới. Họ chỉ ưa thích xu nịnh. Thậm chí họ còn tìm cách trù dập, vô hiệu hoá những cán bộ có suy nghĩ trái, ý kiến phản biện. Do đó, có cán bộ làm việc đạt hiệu quả cao, được quần chúng tin cậy nhưng vẫn không được trọng dụng vì những người này hay “phản ứng” và ít chịu “vâng lời” các cấp lãnh đạo trực tiếp của mình. Thái độ độc đoán, chuyên quyền và động cơ cá nhân của những cán bộ lãnh đạo này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, làm cho nội bộ tổ chức đảng mất đoàn kết kéo dài, có nơi nghiêm trọng.
Hồ Chí Minh khẳng định mọi đảng viên có quyền trình bày ý kiến riêng của mình, đề đạt kiến nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Song khi đã có nghị quyết của tập thể thì phải làm theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Đó là quyền tự do phục tùng chân lý. Đảng cho phép mọi đảng viên được tư do tư tưởng, được đề đạt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến riêng của mình lên đến cơ quan cao nhất của Đảng. Nhưng, Đảng cũng đòi hỏi trong các hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ, đảng viên phát biểu ý kiến phải theo đường lối, chủ trương và các nghị quyết của Đảng. Mọi đảng viên phải giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, không được bạ đâu nói đó, không được lợi dụng các diễn đàn, các cuộc hội thảo, hội nghị để đả kích tổ chức, phê phán lãnh đạo, bôi nhọ cá nhân một cách bừa bãi và tuyên truyền các quan điểm sai trái. Tuỳ tiện phát ngôn là tạo cơ hội cho kẻ thù và những phần tử xấu lợi dụng chống Đảng.
Nguyên tác của Đảng là phải quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên trong cả lời nói và việc làm. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về các chi bộ đảng. Mọi cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào cũng đều phải rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham gia đầy đủ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết không để một cán bộ, đảng viên nào được đứng ngoài sự quản lý của tổ chức. Mọi hành động vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng gây chia rẽ, bè phái trong Đảng đều phải bị xử lý nghiêm minh. Phải thường xuyên rà soát, phân loại, sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên để làm trong sach, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng. Đây là yêu cầu cấp thiết thường xuyên để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thực tiễn cách mạng luôn vận động và phát triển. Đảng ở trong xã hội và cùng xã hội phát triển. Tuy nhiên, mỗi khi gặp tình hình mới, công tác mới... tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên không khỏi bỡ ngỡ, lệch lạc, hoặc “tả”, hoặc “hữu’, đó là điều bình thường, cho nên thống nhất ý chí, thống nhất kỷ luật, tập trung lãnh đạo là việc cực kỳ cần thiết và cực kỳ quan trọng. Người thường chỉ dạy: Nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngoài lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Để làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho Đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trung ương, phải tuyệt đối chấp hành nghiêm túc mọi chính sách và nghị quyết của Đảng [8].
-------------------------------------------
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2005, tập 10, tr.311
2. Sđd, tập 5, tr.553
3. Sđd, tập 10, tr.311
4. Sđd, tập 7, tr.31
5. Sđd, tập 7, tr.31
6. Sđd, tập 5, tr.261
7. Sđd, tập 5, tr.280
8. Sđd, tập 7, tr.335
Nguồn: xaydungdang.org.vn
Sưu tầm: S.N
Bình luận